Quy định Bảo_vệ_dữ_liệu_cá_nhân

Quy định quốc tế

Từ năm 1980, cùng với Guidelines on the Protection of Privacy and Transborder Data Flows of Personal Data của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã tồn tại những quy định có giá trị quốc tế với mục đích làm hài hòa sâu rộng các quy định về bảo vệ dữ liệu của các nước thành viên, khuyến khích trao đổi thông tin tự do, tránh cản trở thương mại vô lý và để tránh chia cách, đặc biệt là giữa các phát triển ở châu Âuở Mỹ.

Năm 1981, với Hiệp ước Bảo vệ Dữ liệu Cá nhân châu Âu, Hội đồng châu Âu đã thông qua một trong những hiệp định quốc tế đầu tiên về việc bảo vệ dữ liệu cá nhân. Hiệp ước Bảo vệ Dữ liệu Cá nhân châu Âu có giá trị cho đến ngày nay nhưng chỉ có tính khuyên bảo. Ngược lại các chỉ thị bảo vệ dữ liệu cá nhân của Liên minh châu Âu là bắt buộc đối với các quốc gia thành viên và phải được chuyển thành luật lệ quốc gia.

Liên minh châu Âu

Với Chỉ thị Bảo vệ Dữ liệu Cá nhân châu Âu, Quốc hội châu Âu và Hội đồng châu Âu đã ghi rõ các tiêu chuẩn tối thiểu cho việc bảo vệ dữ liệu cá nhân cho các quốc gia thành viên. Tuy nhiên chỉ thị không có hiệu lực trong lãnh vực cộng tác tư phápcảnh sát. Việc chuyển giao dữ liệu có liên quan đến cá nhân sang quốc gia không phải là thành viên của Liên minh châu Âu cũng được điều chỉnh: theo chương 25 thì việc chuyển giao chỉ được phép khi quốc gia đó bảo đảm một "mức độ bảo vệ thích hợp". Quyết định quốc gia nào bảo đảm được mức độ bảo vệ này là do Ủy ban đưa ra, được cố vấn bởi nhóm gọi là Nhóm bảo vệ cá nhân trong việc xử lý dữ liệu có liên quan đến cá nhân. Hiện nay (thời điểm 9/2004) theo quyết định của Ủy ban, mức độ bảo vệ thích hợp được bảo đảm từ những quốc gia sau đây: Thụy Sĩ, Canada, Argentina, Guernsey, đảo Man (Isle of Man) cũng như trong việc ứng dụng các nguyên tắc của "Bến an toàn" (safe harbor) do Bộ Thương mại Mỹ đề ra và trong việc chuyển giao dữ liệu của hành khách hàng không đến Cơ quan Bảo vệ Biên giới và Hải quan Mỹ (CBP).

Đặc biệt là quyết định về việc cho phép chuyển giao dữ liệu của hành khách hàng không đến Cơ quan Hải quan Mỹ đã được tranh cãi nhiều. Quốc hội châu Âu đã khởi kiện quyết định này của Ủy ban và Hội đồng châu Âu vì theo quan điểm của Quốc hội châu Âu là đã không được tham gia đúng mức và thêm vào đó là từ phía Mỹ cũng không bảo đảm được một mức độ bảo vệ dữ liệu thích hợp.

Chỉ thị này được bổ sung bởi Chỉ thị 2002/58/EG về việc xử lý dữ liệu có liên quan đến cá nhân và việc bảo vệ riêng tư cá nhân trong thông tin điện tử. Sau khi thời hạn thực hiện chỉ thị kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2003, 9 quốc gia thành viên đã bị khởi kiện và sau khi chỉ có Thụy Điển do đó đã thực hiện hoàn toàn chỉ thị Bỉ, Đức, Hy Lạp, Pháp, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào NhaPhần Lan đang bị đe dọa bởi một vụ kiện trước Tòa án châu Âu.

Trên bình diện châu Âu việc ghi nhớ dữ liệu bắt buộc của viễn thôngInternet được thông qua từ Quốc hội châu Âu với các phiếu của những người theo Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo và Dân chủ Xã hội. Một thời hạn tối thiểu là 6 tháng (Internet) và 1 năm (điện thoại) được đề nghị từ phía của Hội đồng châu Âu và Ủy ban châu Âu, thế nhưng các dữ liệu hiện nay được ghi nhớ cho đến 2 năm. Những người có trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân quốc gia chỉ trích các quy định về việc ghi nhớ dữ liệu trong viễn thông và Internet này.

Áo

Cơ sở luật pháp cho việc bảo vệ dữ liệu ở Áo là Luật Bảo vệ Dữ liệu 2000. Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu Áo kiểm soát việc thi hành đúng theo pháp luật.

Đức

Theo phán quyết của Tòa án Hiến pháp Liên bang bảo vệ dữ liệu là một quyền cơ bản (quyền tự quyết định về thông tin). Theo đó người có liên can về cơ bản có quyền tự quyết định là cho những ai biết những thông tin cá nhân nào của mình.

Trên bình diện liên bang Luật Bảo vệ Dữ liệu Liên bang quy định việc bảo vệ dữ liệu cho các cơ quan liên bang và lãnh vực cá nhân (có nghĩa là cho tất cả các doanh nghiệp kinh tế). Bên cạnh đó các Luật Bảo vệ Dữ liệu Tiểu bang của các tiểu bang quy định việc bảo vệ dữ liệu trong các cơ quan tiểu bang và địa phương.

Bên cạnh các luật bảo vệ dữ liệu chung còn có nhiều quy định bảo vệ dữ liệu cho từng lãnh vực. Thí dụ như các quy định đặc biệt về bảo vệ dữ liệu của Bộ luật Xã hội có giá trị cho các cơ quan về phúc lợi xã hội. Các quy định bảo vệ dữ liệu riêng biệt cho từng lãnh vực có hiệu lực trước các quy định chung của Luật bảo vệ dữ liệu. Các cơ quan của liên bang cũng như các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu điệnviễn thông có tính cách kinh doanh chịu sự giám sát của Ủy viên Liên bang về Bảo vệ Dữ liệu (Bundesbeauftragte für den Datenschutz). Doanh nghiệp tư nhân (ngoại trừ viễn thông và bưu điện) chịu sự giám sát của các cơ quan giám sát về bảo vệ dữ liệu cho khu vực phi công cộng thuộc dưới quyền của Ủy viên Tiểu bang về Bảo vệ Dữ liệu (Landesdatenschutzbeauftragte) hay cơ quan tiểu bang (thí dụ như Bộ Nội vụ). Ủy ban Liên minh châu Âu đã khởi kiện nước Cộng hòa Liên bang Đức về việc vi phạm hiệp định vì một số ủy viên về bảo vệ dữ liệu tiểu bang và tất cả các cơ quan của tiểu bang không hoạt động "hoàn toàn độc lập" mà chịu sự chỉ thị của chính phủ tiểu bang.

Thụy Sĩ

Tương tự như ở Đức, Luật Bảo vệ Dữ liệu Cá nhân của liên bang quy định về việc bảo vệ dữ liệu cho các cơ quan liên bang và cho khu vực tư nhân, Luật Bảo vệ Dữ liệu Tiểu bang được áp dụng cho các cơ quan tiểu bang. Ủy viên Liên bang về Bảo vệ Dữ liệu (Eidgenössische Datenschutzbeauftragte) giám sát việc thi hành Luật Bảo vệ Dữ liệu. Giám sát việc thi hành các luật bảo vệ dữ liệu tiểu bang thuộc về thẩm quyền của tiểu bang, không trực thuộc dưới quyền của ủy viên về bảo vệ dữ liệu liên bang.